Hoa phượng hay xoan tây, hoa nắng, điệp tây, phượng vỹ ý nghĩa tên là chữ ghép Hán Việt -"phượng vỹ" có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng. Hoa phượng có nguồn gốc từ Madagascar, hoa phượng ở đây có vóng dáng rất cao, chiều cao trung bình của cây khoảng 5 m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 12 m, với tàn lá xoè rộng như chiếc dù lớn, với những cành dài khoảng 20 - 40cm, dầy đặc những lá kép nhỏ li ti. Hoa phượng đỏ thẫm, đường kính khoảng 6 - 10cm mỗi hoa, với năm cánh hoa xoè rộng. Cánh hoa đỏ thẫm với những đốm đậm li ti trên cánh, và một trong năm cánh hoa mầu vàng cam, với những đốm đỏ thẫm, hơi quăn góc, và thô hơn những cánh còn lại. Bên trong nhụy hoa là tập hợp của mười nhánh, dài khoảng 10cm, với phấn hoa thu hút ong bướm. Sau khi hoa tàn, từ đài hoa mọc ra trái phượng, dẹp và dài khoảng 2 feet, khi chín đen thẫm và vỏ cứng, với hạt phượng mầu nâu thẫm bên trong. Trái phượng có thể được dùng làm củi đốt. Ở những miền quê, đôi lúc hạt phượng được đem rang trong cát để ăn vì có nhiều dầu, vị bùi bùi thơm thơm.
Hoa phượng ở Việt Nam
Ở Việt Nam hoa phương mọc khắp mọi nơi, với mọi địa hình: ven biển, đồi núi, trung du. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng, sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công. Còn cây trồng trong công viên, trường học thì có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40 - 50 năm tuổi. Cây phát tán được rộng như vậy cũng là nhờ cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh. Hoa phượng là loài hoa đẹp được trồng nhiều nhất ở Việt Nam là thành phố Hải Phòng, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là "thành phố Hoa Phượng Đỏ".
Hoa phượng thường nở mạnh nhất vào tháng 4 đến tháng 5 hoa phượng nở đỏ rực trên nhiều góc phố, con đường, sân trường. Nên hoa phượng thường gắn với kỉ niệm học trò, mùa hạ thường đến bằng mùa thi, cùng với những nhánh phượng vỹ đỏ ối lấp ló báo hiệu ngày chia taỵ. Cùng với mầu đỏ rực của phượng vỹ, là những hàng lưu bút, là những món quà nho nhỏ lưu niệm tặng nhau của những cô cậu học trò. Phượng vỹ dường như là nhân chứng cho những tình yêu, lãng mạn mơ mộng vu vơ của thời học trò áo trắng cắp sách. Và còn nhiều nữa. Trong mỗi chúng ta, nếu đã trải qua thời áo trắng đến trường, ắt hẳn mỗi người đều mang một kỷ niệm đặc biệt, gắn liền với phượng vỹ. Từ bao giờ, phượng vỹ trở thành biểu hiện của mùa hạ, và của một thời học trò ?.
Có phải vì thế mà phượng vỹ còn có cái tên hoa học trò ?. Nhạc sĩ Thanh sơn đã viết lên bài hát “Nỗi buồn hoa phượng”, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ, tình yêu đôi lứa với mùa hoa phượng vĩ.
Hoa phượng đỏ |
"Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu "
Nhũng cành hoa phượng đỏ |
Bài hát: Nỗi buồn hoa phượng do ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thể hiện:
Lời bài hát: Nỗi buồn hoa phượng
Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,
Phút gần gủi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi!
Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng,
biết ai còn nhớ đến ân tình xưa
Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu,
những chiều hẹn nhau hết rồi,
giờ như nước trôi qua cầụ
Giã biệt bạn lòng ơi! Thôi nay xa cách rồi
Kỷ niệm mình xin nhớ mãi,
buồn riêng một mình ai chờ mong từng đêm gối chiếc
Mối u hoài này ai có haỵ
Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn,
Cảm thông được nỗi vắng xa người thương.
Màu hoa phượng thắm như máu con tim,
mỗi lần hè thêm kỷ niệm
Người xưa biết đâu mà tìm
------------ Sưu tầm------------
------------ Sưu tầm------------
0 nhận xét:
Đăng nhận xét