Hoa xương rồng

Chúng ta thường chỉ biết tới hoa xương rồng với công dụng để làm hàng rào hoặc dùng làm hoa trang trí. Thế nhưng trên thực tế hoa xương rồng còn rất nhiều công dụng khác mà nhiều người trong chúng ta chưa biết tới. Hoa xương rồng được du nhập từ các nước có khí hậu khô hạn, hoa xương rồng sinh trưởng và phát triển tốt trên sa mạc nơi có nguồn nước và các chất dinh dưỡng hạn chế. Hoa xương rồng thuộc vào họ xương rồng (tên khoa học: cactaceae) thường là các loài cây mọng nước hai lá mầm và có hoa. Họ Cactaceae có từ 24 đến 220 chi, tùy theo nguồn (90 chi phổ biến nhất), trong đó có từ 1.500 đến 1.800 loài. Những cây hoa xương rồng được biết đến như là có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc. Cũng có một số loại biểu sinh trong rừng nhiệt đới, những loại đó mọc trên những cành cây, vì ở đó mưa rơi xuống đất nhanh, cho nên ở đó thường xuyên bị khô. Cây xương rồng có gai và thân để chứa nước dự trữ.

Hoa xương rồng
Hoa xương rồng
Theo tổ chức quốc tế nghiên cứu về thực vật mọng nước hay ICSG, họ hoa xương rồng bao gồm 125 đến 130 chi và 1.400 – 1.500 loài, thuộc 4 phân họ và số tông nhiều nhất là 9.
Tuy các họ và các giống khác nhau nhưng hoa xương rồng vẫn có những đặc điểm chung được mô tả ngắn gọn như sau: hoa xương rồng là một loài thực vật mọng nước, nói chung là những cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc hơn các loại cây cảnh khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi, chịu khô hạn, không đòi hỏi nhiều dưỡng chất trong đất và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý việc chăm sóc cây. Hoa xương rồng có nhiều dạng phát triển thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Đa số các loài hoa xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài kí sinh trên các loài cây khác để phát triển. Phần lớn hoa xương rồng, trừ nhánh Pereskioideae, hoa xương rồng tiêu biến lá rất đáng kể. Cánh hoa xương rồng phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài. Hình dạng thay đổi từ dạng phễu qua dạng chuông và tới dạng, tròn, phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15–30 cm. Phần lớn có đài hoa (từ 5-50 cái hoặc hơn), thay đổi dạng từ ngoài vào trong, từ lá bắc đến cánh hoa. Số lượng nhị rất lớn, từ 50 đến 1.500 (hiếm khi ít hơn). Gần như tất cả các loài xương rồng có vị đắng, thi thoảng bên trong còn có nhựa đục. Một trái xương rồng chứa khoảng 3.000 hạt, mỗi hạt dài 0,4-12mm.

Hoa xương rồng 01
Vườn hoa xương rồng

Công dụng hoa xương rồng trong y học

Cũng giống như các loài hoa đẹp khác hoa xương rồng cũng có những tác dụng tuyệt vời trong y học dân gian, một số bệnh chữa được bằng hoa xương rồng rất hiệu quả.
1. Chữa mụn nhọt: Lấy cành xương rồng rồi bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng. Vừa hơ, bạn vừa áp mặt cắt vào mụn nhọt đang sưng đau, độc sẽ tự tiêu. Bạn Cũng có thể lấy một đoạn xương rồng rồi cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi đắp vào mụn hay nhọt đầu đinh để trị.
2. Điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi: Cây xương rồng Lê Gai còn gọi là cây Tiên Nhân Chưởng cũng là một loại xương rồng họ Opunitia được đề nghị sử dụng nhiều trên thế giới nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi…
3. Chữa đau răng: Hái cành xương rồng rồi cạo bỏ gai, đem nướng cho nóng mềm, giã nát, nhặt bỏ xơ, thêm ít muối. Sau đó đặt vào chổ răng đau ngậm chặt lại. Khi chảy dãi, bạn nhổ ra. Thực hiện 3-4 ngày. Sau mỗi lần ngậm bạn nhớ súc miệng tránh nuốt vào vì có thể gây tiêu chảy.
4. Trị đau lưng: Theo một số bài thuốc dân gian Xương rồng có thể sử dụng làm thuốc trị đau lưng bằng cách luộc xương rồng Opunitia để ăn.
5. Làm hạ đường huyết: Nhiều nghiên cứu cho thấy xương rồng còn giúp hạ đường huyết. Tác dụng hạ đường huyết mạnh hơn khi bạn dùng 500g lá nấu sôi, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường bình ổn.
6. Chữa sốt: Nước ép từ quả của cây xương rồng trộn với mật ong, chia ra từng liều nhỏ giúp thúc đẩy khạc ra đờm. Vì có tính mát, giải nhiệt nên thân cây này có thể chữa sốt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét