Tứ quý ý nghĩa ẩn chứa bên trong

Tứ quý một thú chơi tao nhã của người xưa vẫn được lưu truyền đến bây giờ, với các bình phong treo trong nhà với mục đích làm tranh trang trí còn ẩm chứa bên trong nhiều ý nghĩa mà đến tận bây giờ người ta vẫn còn nhiều điều thắc mắc. Với các loài vật có tứ linh  gồm Long - Ly – Quy - Phụng, được dân gian bắt nguồn từ bốn linh thần gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền VũChu Tước. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời. Chúng mang bên mình bốn nguyên tố tạo thành trời đất theo quan niệm của người xưa (lửa, nước, đất và gió). Và việc chọn nơi để làm thành kinh đô phải hội tụ yếu tố hòa hợp giữa các nguyên tố ấy. Còn tứ quý về thực vật nằm bên phải đối diện với tứ linh gồm có: Tùng - Cúc - Trúc Mai, trong bài viết này yêu hoa đẹp sẽ đi sâu giải thích về tứ quý nằm trong giới thực vật:

Tứ quý
Tứ quý

1: Cây tùng

Đầu tiên là tùng, đại diện cho mùa xuân. Chữ tùng có nghĩa là cây thông. Ta gọi là tùng, bách, thông nhưng tàu chỉ gọi là tùng. Họ phân biệt mấy loại đó bằng tùng la hán, tùng mã vĩ (thông đuôi ngựa)...
Cây tùng mọc trên núi đá cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Nó hay mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ. Trong thi ca lịch sử Việt Nam, qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trãi đã nói lên sự hiên ngang của cây tùng:
Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lại thuở ba đông.
Lâm tuyền ai rặng già làm khách,
Tài đống lương cao ắt cả dùng.

Đống lương tài có mấy bằng mày
Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay
Cội rễ bên đời chẳng động.
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày.

Tuyết sương thấy đã tặng nhiều ngày,
Có thuốc trường sinh càng khoẻ thay
Hổ phách phục linh nhìn mới biết
Dành còn để trợ dâu này. 
Sáng tác: Nguyễn Trãi
Ngoài ra, hãy để ý tùng là loài cây thực vật hạt trần, có thể phán tán bộ gen trong gió. Nó là loại thực vật lá kim, quanh năm xanh tốt, không rụng lá, tiết kiệm (nước), rễ bám sâu vào trong vách núi. Đó là phẩm chất quý mà con người mong ước. Vậy là bạn biết Tùng có ý nghĩa rồi chứ: Bậc trượng phu hoặc đại trượng phu.
Cây tùng
Cây tùng ở Việt Nam

2. Cây trúc.

Nói đến mùa hạ là nhắc đến cây trúc trong tiếng Hán chỉ loài tre nói chung. Chứ không phải là cây trúc ở Việt Nam. Cây tre trong tiếng Hán là Thích Trúc (tức là cây tre có gai). Chỉ có điều cây trúc theo nghĩa là cây cảnh thì người ta hay chơi trúc quân tử. Cây trúc cũng là 1 cây có thể sống nơi khô cằn, quanh năm xanh tốt, đốt ngay thẳng từ bé. Chính vì vậy tre trúc là biểu tượng của mẫu người quân tử bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gẫy, đốt cháy thân cây tre đi nhưng đốt than của nó vẫn thẳng chứ không cong gãy, rỗng ruột như tinh thần an nhiên tự tại, không mê đắm quyền vị, vật chất. Và cũng như một người quân tử, tre và hoa tre chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác. Đó là hình ảnh hiếm thấy giữa đất trời.
Trúc
“Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi;
Ưa mày vì tiết sạch hơn người.
Gác Đông ắt đã từng làm khách,
Há những Bô tiên kết bạn chơi”
Cây trúc
Cây trúc

3. Hoa cúc

Nói về hoa cúc, tức là mùa thu "Cứ mỗi độ thu sang, hoa cúc lại nở vàng". Loài hoa đã trở lên quen thuộc trong đới sống sinh hoạt của người dân Việt Nam, hoa cúc xuất hiện ở mọi nơi từ những nơi trang nghiêm như các đình, chùa, bàn thờ gia tiên hay các vườn hoa trang trí trong các công viên, biểu tượng của sự trường thọ. Thường dùng để chúc thọ, chúc người già. Vì thế có loài cúc mang tên cúc vạn thọ. Cúc cũng có chí khí quân tử của nó. Ai chơi hoa cúc đều biết hoa cúc tàn nhưng không rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thôi. Nó gợi cho ta đến một hình ảnh chết đứng, chứ không chết nằm.

Hoa cúc
Hoa cúc

4. Hoa mai

Không biết từ bao giờ hoa mai đã đi xâu vào trong tâm thức người Việt. Trong dịp tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc ta, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân miền Bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của mùa xuân miền Nam. Dù giàu hay nghèo, mọi gia đình ở miền Nam đều có một cành mai trong những ngày tết để trưng trong nhà. Vì vậy, hoa mai đã trở thành nàng xuân mang may mắn đến cho mọi nhà vào năm mới.
Khi mùa xuân về nó nở hoa 5 cánh, báo hiệu xuân về. Vì ý nghĩa đó, ngay cả Cao Bá Quát cũng phải thốt lên rằng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Cả đời chỉ cúi đầu trước hoa mai thôi). Có thể coi là biểu tượng của quân tử. Trường hợp này tôi xếp hoa mai thuộc mùa Xuân.

Hoa mai
Hoa mai

---- Sưu tầm-----

0 nhận xét:

Đăng nhận xét