Trong các loài hoa đẹp quen thuộc nhất với người dân Việt Nam không thể không nói đến cây hoa súng, song hành cùng với hoa sen khoe sắc đẹp diệu kỳ mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, giếng nước, bàu trũng khắp mọi khu vực của Việt Nam. Chi hoa Súng (tên khoa học là: Nymphaea) là một chi chứa các loài thực vật thủy sinh thuộc họ súng (Nymphaeaceae). Tên gọi thông thường của các loài trong chi này, được chia sẻ cùng với một số chi khác trong họ này, là súng. Các lá của chi Nymphaea có vết khía chữ V nối từ mép lá tới cuống lá giữa khu vực trung tâm. Chi này có khoảng 50 loài, với sự phân bổ rộng khắp thế giới. Ở Việt Nam hoa súng được mọc nhiều nhất ở vùng Đồng Tháp Mười có nhiều bông súng nhất Việt Nam. Nhưng chưa có tài liệu nào thống kê tại Việt Nam có bao nhiêu loài súng, mặc dù có một số tài liệu nói rằng có khoảng 4 loài hoa súng khác nhau. Trong một số tài liệu có nhắc tới hoa súng lam (Nymphaea stellata = Nymphaea nouchali?), hoa súng đỏ (Nymphaea rubra), hoa súng trắng (Nymphaea lotus = Nymphaea pubescens?).
Hoa súng là những viên ngọc trong thế giới thực vật thủy sinh, chúng luôn được ca ngợi vì vẻ đẹp trong trắng và thuần khiết, thường xuyên được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật hay tôn giáo. Với khả năng tồn tại của hạt súng theo thời gian là rất dài, vào khoảng 2000 năm. Cây hoa súng mọc không hề kén đất, chỉ cần có nước và ánh sáng mặt trời là loài hoa đồng nội này sinh sôi nảy nở. Và thật kỳ diệu nó cũng chẳng phải đợi mùa, lại bất chấp mọi trở ngại, thách thức của thời tiết, dù nắng hè đổ lửa hay ngày đông giá rét, từng bông, từng bông hoa súng vẫn cần mẫn nối tiếp nhau nở rộ quanh năm như ý chí quyết vượt lên số phận, hoàn cảnh khó khăn của mỗi con người. Chính vì vậy hoa súng thuộc vào loài các loài hoa đẹp dễ trồng nhất Việt Nam, biểu tượng của sức sống mãnh liệt, cống hiến hương sắc cho đời hoa súng đem lại mùi thơm dễ chịu (chẳng hạn loài hoa súng thơm Nymphaea odorata) làm cho con người thanh thoát hơn.
Hoa súng Việt Nam |
Hoa súng ở Việt Nam có hình dạng hơi khác với các loài hoa súng phương Tây, hoa súng ở Việt Nam có lá đơn, mọc cách. Hoa xếp xoắn vòng, lá đài 4 - 12 (thường 5 - 6) đôi khi có màu và lớn hơn cánh hoa như ở chi Nuphar. Cánh hoa nhiều, xếp lợp (ở chi Nuphar cánh hoa rất nhỏ và có dạng vảy). Nhị nhiều, xếp xoắn. Bộ nhụy gồm 5 - 35 lá noãn, hợp nguyên lá noãn với bầu thượng, trung hoặc hạ. Hoa súng nở hoa cũng rất đặc biệt hoa nở là khoảnh khắc huy hoàng trong môt đời cây cỏ. Song ở không ít loài thảo mộc, sắc mầu rực rỡ mà chúng vừa phô bày cũng lại là dấu hiệu của bước suy vi đã cận kề, vì chẳng bao lâu sau đó các bông hoa này sẽ luị tàn. Nghiệt ngã hơn có khi cả quần thể đồng loại của chúng cũng phải chịu chung số phận. Nhưng ở loài hoa súng lại có cách ứng xử hoàn toàn khác. Cây càng ra hoa, lá càng xanh tốt và bông hoa nở trước như nâng bước, vẫy gọi bông hoa nở sau để cùng nhau làm nên những cánh đồng hoa bất tận. Thật hiếm có loại cây cỏ nào lại có đời sống cộng đồng trường tồn như loài hoa súng giản dị của chúng ta. Tổng cộng hoa súng có 4-6 chi và khoảng 60-80 loài (tùy theo hệ thống phân loại), theo phân loại của nghề làm vườn thì các loài súng bao gồm 2 thể loại chính là: hoa súng chịu rét và súng nhiệt đới. Các hoa loài súng chịu rét chỉ nở hoa vào ban ngày còn các loài hoa súng nhiệt đới có thể nở hoa vào ban ngày hoặc ban đêm cũng như là nhóm duy nhất có chứa các loài súng với hoa có màu xanh lam.
Hai cây hoa đẹp cùng mọc dưới nước, thường được ưa thích ở nước nhà là hoa sen và hoa súng đã được các tạp chí trong nước đề cập nhiều lần. Hoa súng tuy không được kính mến bằng hoa sen, nhưng hoa súng có sự đa dạng hơn hoa sen.
Cánh đồng hoa súng |
Các loài hoa súng chủ yếu ở Việt Nam
Hoa súng lam tên khoa học là: N.nouchali Buồm.f… mọc ở ao hồ cũng như ở ruộng nước. Rễ cũ tròn, lá hình thuẫn, bìa hơi có khía, mặt trên phiến lá màu xanh lam đậm. Hoa trắng hay xanh lam đậm, rộng 7 - 15cm tùy nơi, cũng nở vào ban ngày, từ sáng sớm cho đến trưa. Cánh hoa màu xanh lục, với nhiều sọc đen.
Hoa súng đỏ có tên khoa học là: N.rubra. Roxb… hay được trồng trong ao hồ vì lá rộng, cánh hoa đỏ đẹp và đếm được 50 nhụy vàng. Đây là loài hoa súng nở đêm và úp lại vào khoảng 11 giờ sáng.
Hoa súng đỏ có tên khoa học là: N.rubra. Roxb… hay được trồng trong ao hồ vì lá rộng, cánh hoa đỏ đẹp và đếm được 50 nhụy vàng. Đây là loài hoa súng nở đêm và úp lại vào khoảng 11 giờ sáng.
Hoa súng trắng tên khoa học là: Nymphaea pubescens Wild. L. Rễ củ rất dài và rất to, 15 - 35 cai. Lá như lọng che, bìa răng cưa. Hoa súng này nở vào ban ngày vào buổi sáng tinh sương. Hoa to, 10 - 20cm, cánh trắng hay hồng, có hơn 100 nhụy đực màu vàng.
Hoa súng vuông hay súng chỉ tên khoa học là: N.tetragona George Co là loài súng nhỏ nhất, tìm thấy ở Cần Thơ và ở Đà Lạt. Cũ rễ ngắn, mọc thẳng đứng, màu đen và ăn được. Hoa nhỏ, chỉ rộng 3 cm, nở ban ngày, nhưng chủ yếu nở về xế trưa.
Ngoài ra còn có loài hoa súng lá to, đường kính trên 1m màu đỏ, gân lá nổi bật dưới Lá, bìa lá cong lên phía trên phiến lá, hoa to 20 - 40 cm, nở ban đêm. Đó là loài hoa súng Vương Giả hay súng Mexico, du nhập từ xứ Mexico, Bắc Mỹ Châu rất thích hợp làm hoa trang trí trong khu vườn của bạn.
Hoa súng món quà của thiên nhiên |
Hoa súng trong y học
Theo đông y, hoa súng có tác dụng giúp làm dịu dục, chống co thắt, an thần, trợ tim, hỗ trợ hô hấp, tăng cường sinh lực; thường được sử dụng trong các trường hợp tình dục bị kích thích, di tinh, mộng tinh, mất ngủ, tim đập nhanh, kiết lỵ, tiêu chảy, ho, viêm bàng quang, viêm thận, tiểu buốt, tiểu són, đau lưng, mỏi gối do thận yếu.
Các bộ phận của cây hoa súng còn được dùng làm thuốc thanh nhiệt, chống say nắng, cầm máu...đặc biệt, nó còn trị hiệu quả chứng co giật ở trẻ, đau lưng mỏi gối, nam bị di tinh hoặc phụ nữ khí hư bạch đới.
Một số bài thuốc từ hoa súng:
- Chữa hen suyễn ở người già và trẻ em: củ súng và hạt cải củ, hai thứ lượng bằng nhau, đem đồ chín, phơi khô, tẩm nước cốt gừng, tán nhỏ thành bột, luyện với mật ong thành viên hoàn bằng hạt ngô đồng, ngày uống 50 viên với nước sôi. Bài thuốc còn có tác dụng bổ dưỡng, giảm ho, cắt cơn hen. (Theo Bác sĩ Quang Minh).
- Chữa nam di tinh, đái nhiều, nữ khí hư bạch đới không dứt: bài thuốc gồm củ súng sao, kim anh bỏ hạt ở trong vì có độc, lấy lớp vỏ bao ngoài, đốt cho cháy sạch lông gai, sao giòn. Các vị lượng bằng nhau, tán bột uống mỗi ngày 15-20 g với nước sắc rễ ý dĩ làm thang.( Theo Bác sĩ Quang Minh).
- Chữa suy nhược cơ thể, hay đổ mồ hôi trộm, di tinh: củ súng nấu chín, bóc vỏ 400 g. Củ mài nấu chín, bóc vỏ 800 g. Phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 10 g nấu thành cháo ăn hằng ngày lúc đói. Bài thuốc này còn có tác dụng bồi bổ, ích chí, mạnh tinh.( Theo Bác sĩ Quang Minh).
- Giải cảm nắng: củ súng nấu chè ăn.( Theo Bác sĩ Quang Minh).
- Chữa thận hư tỳ yếu, đau mỏi ngang thắt lưng: củ súng 20 g, ba kích, cẩu tích, tỳ giải (tẩm rượu sao), hà thủ ô (chế với đậu đen đồ phơi 9 lần), ngưu tất mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.( Theo Bác sĩ Quang Minh).
Với các công dụng tuyệt vời từ cây hoa súng đây làm loài cây dễ trồng không thể thiếu được trong khuôn viên sưu tập các loài hoa hữu ích của bạn.
Chúc bạn thàn công!!!!!
------Sưu tầm----------
Với các công dụng tuyệt vời từ cây hoa súng đây làm loài cây dễ trồng không thể thiếu được trong khuôn viên sưu tập các loài hoa hữu ích của bạn.
Chúc bạn thàn công!!!!!
------Sưu tầm----------
0 nhận xét:
Đăng nhận xét