Hoa Ngọc Lan

Những người chơi hoa sành điệu thường sưu tầm các loại hoa đẹp, trong đó không thể thiếu một cây ngọc lan trước cổng hoặc sau nhà vừa tỏa bóng, lại vừa có hoa đẹp hương thơm. hoa ngọc lan hay còn gọi là mộc lan, sứ, là tên gọi chung cho một số loài trong chi ngọc lan – Michelia, họ ngọc lan – Magnoliaceae. Chi ngọc lan bao gồm 50 loài với dạng sống từ cây bụi đến cây gỗ lớn, thường xanh, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Nam và Đông Nam châu Á, bao gồm cả Nam Trung Quốc.

Hoa ngọc lan
Hoa ngọc lan

Hoa ngọc lan ở Việt Nam

"Cành ngọc lan xòa bóng mát
tỏa hương bát ngát"
(Bài hát: Hương ngọc lan)
Trời sinh ra loài hoa này và đặt cho nó một cái tên rất đẹp. Hoa ngọc lan hẳn đã gửi gắm một niềm yêu qúy. Ở Việt Nam, có khoảng 20 loài thuộc chi ngọc lan, trong số đó có khoảng 5 loài được trồng phổ biến khắp nước, thường được trồng nhiều nhất tại đền thờ, chùa chiền, lăng tẩm, cung điện là ngọc lan trắng và ngọc lan vàng, thường hay được trồng ở vị trí tiền đình của cảnh phật. Ngọc lan trắng cũng được trồng nhiều ở các khuôn viên công sở. Ngoài ra, ngọc lan cũng đã được trồng ở một số công viên, vườn cảnh, dùng làm hoa trang trí hoặc tạo bóng mát rất tốt. Những bông hoa trắng muốt, nhỏ nhoi, e ấp, hoa ngọc lan tự nép mình trong vòm là xanh nhưng vẫn không giấu nổi mùi hương thơm ngát lan tỏa. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường ví hoa với người đẹp và thường đoán tính cách của con người từ sở thích các loài hoa. Người yêu hoa ngọc lan phải là người có tâm hồn thanh cao, lối sống giản dị và biết cảm nhận cái đẹp tinh tế lắm.

Hoa ngọc lan 01
Hoa ngọc lan ở Việt Nam
Ngọc lan vàng, còn được gọi là ngọc lan ngà, mộc lan vàng, sứ vàng, tên khoa học là Michelia champaca. Cây thường xanh, to cao hơn Ngọc lan trắng, có thể cao đến 35 m. Lá có phiến hình xoan hay xoan thuôn, to 10-20 x 4-9 cm, chót nhọn hay có mũi, có lông thưa ở cả 2 mặt. Hoa cũng rất thơm, màu vàng ngà đến vàng cam cam, cánh thẳng.
Ngọc lan trắng, còn được gọi là mộc lan trắng, sứ trắng, bạch lan hoa, tên khoa học là Michelia alba. Cây thường xanh, cao 10 – 15 m, nhánh non có lông. Lá bầu dục thon, to khoảng 15-25 x 4-9 cm, xanh tươi, sáng màu, hơi ngã vàng. Hoa rất thơm, gồm 8-12 cánh hoa trắng thon nhọn, hơi cong, nhiều nhị vàng ngắ

Hoa ngọc lan trong y học

Theo y học cổ truyền, hoa ngọc lan có tính ôn, vị hơi cay, có công năng tiêu đờm, ích phế hòa khí. Có thể dùng pha trà để uống, với nhiều cách khác nhau, cho nhiều công dụng khác nhau như dưới đây:
- Chữa ho, đau bụng hành kinh: Hoa ngọc lan 30 g, mật ong 40 g, cho 2 thứ vào hấp cách thủy trong 20-30 phút để ăn.
- Chữa sốt, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện khó: Lấy vỏ thân cây ngọc lan, cạo sạch lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lấy 30 g vỏ sắc với 400 ml nước cho đến khi còn 100 ml, uống 2 lần trong ngày.
- Chữa bạch đới, khí hư: Hoa ngọc lan 20 g, hạt ý dĩ 30 g, đậu ván trắng 30 g, hạt mã đề 5 g, sắc uống trong ngày.
- Chữa viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi: Lá ngọc lan 30 g, lá cây gừa 30 g, giun đất đã chế biến 5 g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.
- Chữa sưng tấy: Lấy lá ngọc lan loại non và bánh tẻ rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ sưng tấy.
- Chữa viêm xoang: Lấy hoa ngọc lan lúc còn xanh, sấy khô giòn, tán và rây thành bột mịn, đựng vào lọ kín. Khi bị chảy nước mũi, mở lọ ngửi và hít mạnh để bột thuốc bay vào mũi, ngày làm 2-3 lần.

Lưu ý: Trừ bài thuốc chữa viêm xoang, hoa ngọc lan dùng làm thuốc phải là loại mới chớm nở, dùng tươi hoặc sấy nhẹ cho khô.
Chúc các bạn thành công!!!!
--------Sưu tầm----------

0 nhận xét:

Đăng nhận xét