Hoa Quỳnh

Hoa quỳnh loài hoa không còn xa lạ với những người tích ngắm hoa nở về đêm, trong các thú chơi tao nhã ngày xưa không thể bỏ qua niềm đam mê giữa trời mùa hè nắng nóng ngồi bên tách trà ngắm trăng sáng mờ như lụa bóng, trải chiếc chiếu nhỏ, bày độc ấm trà, cùng với vài người bạn tốt uống rượu ngắm hoa quỳnh nở về đêm. Hoa quỳnh là món quà đặc biệt của thiên nhiên ban cho con người, đem lại cho con người những giây phút dịu dàng êm ái thoải mái khi thưởng ngoạn, hoa tô điểm cho cuộc sống tất bật vốn dĩ vô thường, hoa quỳnh thường nở về đêm thường hoa bắt đầu nở vào khoảng 21h, từ từ nhẹ nhàng hé mở từng cánh một, tỏa hương thơm dịu dàng quyến rũ, cho đến nửa đêm thì hoa sẽ nở hẳn ra, khi nở đến lúc tàn khoảng 2-3 giờ đồng hồ, tuy nhiên có người cũng đã thấy những hoa quỳnh nở muộn và lâu hơn khoảng 5 - 6 giờ, nhưng trường hợp này ít có. Thời gian hoa nở chủ yếu vào mùa hè khoảng 3 - 4 tháng sau sẽ nở thêm lần nữa vào khoảng giữa tháng 8 đến tháng 10. Chính vì vậy hoa quỳnh được ví như “nữ hoàng của bóng đêm” hoa quỳnh thường làm biểu tượng cho sự ngắn ngủi: sớm nở, chóng tàn, nhưng lại có vẻ đẹp e ấp, dịu dàng, thanh khiết của người thiếu nữ.
Hoa quỳnh
Hoa quỳnh
Hoa quỳnh ở Việt Nam chủ yếu thuộc vào chi quỳnh vơi tên khoa học là: Epiphyllum là một chi thực vật gồm khoảng 19 loài thuộc họ hoa Xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Cây thuộc loại bụi, mọc vươn dài hay sống dựa, gốc thân hình trụ; phần trên và cành đều dẹt như lá có gân giữa cứng. Thân mọng nước, cao 2-3 m, mép thân uốn lượn, có khía tròn, cành phân ra nhiều, mọc vòng xum xuê, tiết diện tròn màu xanh bóng, hoặc màu đỏ, có nhựa trắng. Lá hẹp, dài 1-2 cm, rất chóng rụng, thường tập trung ở đầu cành. Hoa quỳnh lớn, đường kính 8–16 cm, cụm hoa dạng chén mọc ở kẽ lá. Hoa đực và hoa cái trên hai cây khác nhau, hoa quỳnh thường có hình dạng giống kèn trompette cánh hoa mỏng như lụa, bề mặt như phủ sáp nhưng lại rất mềm mại trong sắc trắng với nhị vàng đẹp lộng lẫy. Cuống hoa được phủ lên một màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Đường kính hoa khoảng 10 cm và có thể đạt tối đa là 20 cm. Hoa có mùi hương thơm nhẹ nhàng thanh tao, nhưng lại không kém phần nồng nàn, quyến rũ làm thơm ngát cả một vùng không gian xung quanh. Quả ăn được, tương tự như quả thanh long từ các loài trong các chi có họ hàng gần như Hylocereus, trái hình bầu dục độ dài khoảng 8 cm nên thường được dùng làm hoa trang trí trong các ngôi vườn nhỏ hoặc treo trên ban công ngoài phòng ngủ.

chậu hoa quỳnh
Hoa quỳnh trong chậu

Các loài hoa quỳnh ở Việt Nam

Hoa quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetalum) là một loài hoa quỳnh được nhiều người biết đến. Hoa quỳnh trắng này còn có tên gọi khác, xuất phát từ chữ Hán là đàm hoa nhất hiện, nghĩa là hoa chỉ nở thoáng qua. Hoa có dạng hình giống kèn Trumpet, cuống phủ một màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Hoa quỳnh trắng thường nở vào khoảng tháng 6, tháng 7 và chỉ nở duy nhất một đêm, từ 3-4 tháng sau có thể ra hoa một đợt nữa. Cánh hoa mỏng, mềm mại, bề mặt như phủ sáp trong sắc trắng với nhị vàng và hương thơm nhẹ nhàng. Khi hoa nở, cánh từ từ hé mở cho đến khi đạt kích thước tối đa (đường kính khoảng 10-20 cm), rồi cụp dần và tàn đi nhanh chóng (trong khoảng 1-2 giờ). Hoa có mùi hương thơm nhẹ nhàng thanh tao, nhưng lại không kém phần nồng nàn, quyến rũ làm thơm ngát cả một vùng không gian xung quanh. Trái hình bầu dục độ dài khoảng 8 cm.
Hoa quỳnh đỏ (Epiphyllum ackermannii), cây nhỏ hơn hoa quỳnh trắng, hoa màu đỏ hoặc đỏ pha da cam, hoa cũng nhỏ hơn và không nhiều cánh bằng hoa quỳnh trắng.
Ngoài ra còn có một số loài hoa quỳnh được lai tạo, hoa màu hồng, da cam, tím, vàng ...với kích thước hoa rất khác nhau.
Cây hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh ở Việt Nam
Ở Việt Nam người ta có kinh nghiệm rằng cây hoa quỳnh và cây giao trồng gần nhau, hoa quỳnh trông như chỉ có lá và trĩu xuống như cần nâng đỡ; giao lại chỉ có cành nên hai loài cây khi đứng bên nhau như là sự bổ sung, hòa hợp âm dương và cây quỳnh cành giao trở thành một biểu tượng của tình yêu đẹp. Nhiều người còn tin rằng khi trồng bên cạnh cành giao, hoa quỳnh sẽ cho hoa nở rộ, đẹp hơn và hương thơm nồng nàn hơn. Theo sự giải thích ở trên về đặc tính "epiphyte" của cây hoa quỳnh, thật ra hoa quỳnh không phải cần cây giao để mà sống được, nên hoa quỳnh giao đi đôi với nhau chỉ có đặc tính văn hóa như trong truyện Kiều có câu :
"Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao"
Tác giả: Nguyễn Du
--------Sưu Tầm------

0 nhận xét:

Đăng nhận xét