Hoa quỳnh trong đời sống

Hoa quỳnh thuộc vào hàng các loài hoa đẹp dễ trồng thường được trồng trong các khu vườn nhà hoặc trong các công viên, nhưng ít ai biết được công dụng của hoa quỳnh trong đời sống và trong y học dân gian, với loài hoa quỳnh nở muộn làm nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ.

Hoa quỳnh trắng
Hoa quỳnh trắng

Hoa quỳnh trong y học

Theo đông y, hoa quỳnh có vị ngọt, tính bình, có tác thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, kháng viêm, tiêu thũng, giảm ho, trừ đờm dùng trị ho, viêm họng, lao phổi, ho ra máu, hen suyễn, cao huyết áp, sỏi thận, sỏi bàng quang... Trứng gà còn được gọi là kê hoàng có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, thận có tác dụng tư âm, dưỡng tâm thận, an thần, nhuận khí và sinh tân dưỡng huyết mạnh chức năng hô hấp.
Sau đây là một số bài thuốc chính
Chữa đau bụng, vết bầm tím sưng đau: Hoa quỳnh mới nở, cắt ngâm ngay vào rượu cho ngập trong 10-15 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 ml.
Chữa ho, viêm họng: Hoa quỳnh 30 g, lá xương sông 10 g rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát sạch cùng với mật ong 10 ml, đun cách thủy trong 15-30 phút. Để nguội, trộn đều, uống làm 2 lần trong ngày.
Thuốc bổ mát, chữa ho có đờm, ho do lao và hen: Hoa quỳnh mới nở để tươi, thái nhỏ, hấp với mật ong hoặc nấu với trứng gà ăn nóng trong ngày. Người lớn 2 - 3 hoa, trẻ em 1- 2 hoa.
Cách chữa sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20 - 30 g, dùng liền trong vài tuần.
Theo tài liệu nước ngoài, có thể lấy hoa quỳnh 15 - 30g thái nhỏ, nấu với thịt lợn nạc làm món ăn - vị thuốc chữa viêm phế quản, lao hạch, lao phổi.

Hoa quỳnh trong y học
Hoa quỳnh trong y học

Hoa quỳnh trong văn học

Thế giới ban đêm của các loài hoa đẹp thật kỳ diệu, hoa quỳnh thi nhau đua nở, tỏa hương thơm ngát, trong lúc phần đông chúng ta đang chìm đắm trong giấc ngủ chập chờn mộng ảo… Và có thể nói hoa quỳnh là nữ hoàng kiều diễm lộng lẫy của thế giới về đêm.
Nhà thơ Xuân Diệu miêu tả hoa quỳnh tượng trưng cho "sắc đẹp phù du".
Hoa nở để mà tàn 
Trăng tròn để mà khuyết 
Bèo hợp để mà tan 
Người gần để ly biệt 
Sáng tác: (Xuân Diệu)
Không có gì tuyệt vời cho bằng khi xem hoa quỳnh nở, nhâm nhi một tách trà khói thơm nghi ngút và nghe ca khúc "Dạ quỳnh hương" của nhạc sĩ Phạm-Anh Dũng phổ nhạc từ thơ của thi sĩ "Tiểu Quỳnh", với những âm điệu trữ tình, trầm bổng, chất ngất hồn người …



Lời bài hát: Dạ quỳnh hương
Em ơi, đêm thơm một đóa quỳnh 
Cùng em hương vương không gian 
Cho ta mơ say mộng ngát tình 
Quyện màu sắc thắm môi em 

Rồi tình ta như trăng sáng ngát trên cao 
Bầy chim uyên lao xao theo gió đêm về 
Ngàn vì sao đua nhau thắp nến lung linh 
Dòng sông đêm dâng lên tiếng hát long lanh 

Đêm khuya trăng sao vàng dáng quỳnh 
Hồn ta ngây say tơ duyên 
Môi em dâng thơm một chút tình 
Ngạt ngào sắc đóa trinh nguyên 
Nồng nàn quỳnh hương thơm giữa cánh môi xinh 
Lòng ta nghe xôn xao cây lá xanh tình 
Màu thời gian như ngưng khép thoáng mong manh 
Trần gian đêm hân hoan tiếng hát reo vang 

Da. Quỳnh Hương, hoa ơi! Da. Quỳnh Hương, em ơi! 
( thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, nhạc Phạm Anh Dũng)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét