Hoa nhài - Loài hoa hữu ích

Hoa nhài loài hoa quen thuộc của những người yêu trà. Hoa nhài thường có hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây, thường nở vào ban đêm hoặc vào giữa trưa. Trong khoa học hoa nhài có tên là: Jasminum hay còn được gọi với tên gọi khác là hoa lài hay mạt ly, nhài đơn hoặc mạt lợi,tùy theo cách gọi của các vùng miền khác nhau. Là một chi cây leo có 200 loài thuộc họ Nhài (Oleaceae) hoa nhài có loại hoa đơn và hoa kép thương mọc ở những nước có khí hậu như Việt Nam. Loài hoa này rất hữu ích trong đời sống từ hoa đến lá nhài có vị cay và ngọt, tính mát; có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt giải biểu, lợi thấp. Rễ có vị cay ngọt, tính mát, hơi có độc; có tác dụng trấn thống, gây tê, an thần. Hoa nhài còn được biết đến là một trong những loại hoa đẹp có tác dụng trong y học phương đông và phương tây. Hiện nay trên cả nước đang có rất nhiều trang trại trồng hoa nhài phục vụ cho công nghiệp ướp trà và cung cấp hoa trang trí trong các ngôi nhà cổ ở Hà Nội, thường được biết đến với câu thơ:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

Hoa nhài
Vẻ thanh lịch của hoa nhài

Quốc hoa của nhiều nước

Trong những năm gần đây các nước trên thế giới đang lựa chọn Quốc hoa mang bản sắc riêng, như hoa sen ở Việt Nam, hoa sứ của Lào…. Và hoa nhài đã được lựa chọn làm Quốc hoa của Philippines, Pakistan, Indonesia  ở châu Á.

Công dụng y học của hoa nhài

Từ ngàn đời xưa đã biết đến công dụng của các loài hoa như hoa mươi giờ, hoa cứt lợn rất tốt trong việc chữa các bệnh thường gặp, nhưng nhắc đến hoa nhài người ta chỉ biết dùng để ướp trà nhưng ít ai biết hoa nhài lại có tác dụng to lớn trong việc điều trị bệnh thường gặp không kém các cây hoa thuốc còn lại.

Hoa nhài 01
Công dụng của hoa nhài

Công thức chữa bệnh bằng hoa nhài

Giúp thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng: Hoa nhài khô 6g sắc uống thay nước hằng ngày. Hoặc dùng trà hoa nhài: Hoa nhài khô 1 thìa, cho hoa nhài vào bình trà, rót 300 ml nước sôi để hãm, 5 phút sau trà có mùi thơm có thể uống luôn, người thích ngọt thì cho thêm mật ong hòa đều để nguội uống. Bài thuốc này có công dụng thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền.
Chữa ho suyễn: Hoa nhài 3g, đậu phụ 100g hãm vào nước sôi uống trị được phế ung, ho suyễn, ngực đầy khí suyễn, hô hấp không thuận. Uống liên tục trong 10 ngày.
- Chữa mất ngủ: Hoa nhài 6g, tâm sen 8g. Hãm hoa nhài và tâm sen với nước sôi, uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7-10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt. Hoặc hoa nhài 10g, hoa bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 10g, sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần, uống liên tục trong 7 ngày.
- Trị tiêu chảy: Hoa nhài 6g, chè xanh 10g, thảo quả 3g, vỏ dộp ổi 3g. Cách dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống sau các bữa ăn. Uống liên tục trong 3 ngày. Hoặc hoa nhài 10g, vỏ quả lựu 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống trong 4 ngày.
- Chữa chứng hay nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt: Hoa nhài và hoa cúc vàng, mỗi vị 6g. Cả hai rửa sạch, để ráo đem hãm với nước sôi, uống thay nước chè hằng ngày.
Trị rôm sảy: Lá nhài 50g, lá sài đất 20g, lá ngải cứu 30g. Sắc nước uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống liền trong 3-5 ngày.
- Nhức mỏi, đau đầu gối: Hoa nhài 50g, móng giò heo 200g. Cách nấu: móng giò heo rửa sạch, chặt khúc, ướp gia vị. Hoa nhài đã rửa sạch để ráo. Cho 3 bát nước đun sôi móng giò khoảng 30 phút, cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa đủ bắc ra ngay. Ăn khi canh còn nóng, có thể dùng làm canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3-5 lần. Đơn thuốc này dễ làm nhưng lại hiệu quả cho người hay nhức mỏi, đau đầu gối.
- Trị chứng phát sốt do ngoại cảm: Hoa nhài 4g, thảo quả 3g, chè xanh 10g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Chữa huyết áp caoHoa nhài 10g, hoa hòe 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g. Sắc với ba bát nước còn một bát, chia uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày.
- Trị mụn nhọt: Hoa nhài 10g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, bồ công anh 20g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.
Chữa đi tiểu nhiều: Hoa nhài 5g, ngân hạnh 3g, sắc với 3 bát nước trong 1 giờ. Ngày uống 2 lần, uống trong 7 ngày.
BS HOÀNG XUÂN ĐẠI

Hoa nhài 02
Màu trắng tinh khiết

Cách trồng và chăm sóc hoa nhài

Hoa nhài đã trở lên rất quen thuộc trong đời sông Việt Nam được xếp vào loại các loài hoa đẹp dễ trồng thường có mặt trong các khu vườn của mỗi gia đình, nhưng để có được một khóm hoa nhài to và đẹp thì không hề đơn giản với người không quen chăm sóc hoa nhài, hiểu được khó khăn đó chúng tôi xin đưa ra các phương pháp trồng và chăm sóc hoa nhài đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả được đúng kết từ kinh nhiệm của các chuyên gia làm vườn.

Đặc tính sinh học: Nhài là loại cây bụi, cành nhỏ vươn dài, hoa trắng nở vào khoảng 7-8 giờ tối, hương thơm ngát. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 20- 33 độ C, nhiệt độ thấp 8-10 độ C cây sinh trưởng kém. Nhài ưa sáng do đó cần trồng nơi thoáng, rộng, không bị che bóng mới cho năng suất cao và hoa mới thơm. Nhài sống được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất đồng bằng trung tính (pH từ 6,5-7) đến đất đồi núi hơi chua (pH từ 3,5-4); từ đất thịt nặng đến đất thịt pha cát, đất đồi núi nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu nếu được chăm sóc tốt, bón phân, tưới nước đầy đủ vẫn cho năng suất hoa cao. Hoa nhài cần nước để sinh trưởng và ra hoa liên tục nhưng không chịu úng do đó cần trồng nơi cao ráo, tưới tiêu thuận lợi.

Hoa nhài 03
Nụ hoa nhài
- Chọn và nhân giống: Có 2 loại hoa nhài: Hoa nhài tẻ hoa nhỏ, sai mà thơm, nhiều tinh dầu được ưa chuộng hơn nhài trâu hoa to, ít hoa mà không thơm. Bộ môn Cây hương liệu (Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã tuyển chọn được giống nhài bụi hoa nhỏ vừa cho năng suất cao, chất lượng hoa thơm hơn nhiều so với các giống nhài khác. Cây hoa nhài dễ trồng, nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành cho ra rễ rồi đem trồng hoặc tách gốc từ cây mẹ để trồng trực tiếp. Nếu giâm cành thì chọn các cành bánh tẻ cắt thành từng đoạn 5- 7cm có 1 cặp lá, chấm gốc cành vào chất kích thích ra rễ (TTG) rồi giâm vào bầu hoặc trên mặt luống có bón nhiều phân chuồng, thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây nhanh ra rễ. Làm giàn che, chăm sóc khoảng 4-5 tháng, khi cây có chiều cao 15-20cm, lá ổn định thì đem trồng ra ruộng.

Hoa nhài 04
Hoa nhài màu vàng
- Trồng và chăm sóc: Hoa nhài có thể trồng quanh năm, nhưng với các tỉnh phía Bắc thời vụ tốt nhất từ tháng 2-4; các tỉnh phía Nam trồng trước và sau mùa mưa. Đất làm kỹ, nhặt sạch cỏ dại, sỏi đá, khơi mương rãnh thoát nước để ruộng nhài không bị úng ngập. Có thể trồng thành từng băng rộng 3-4m (nếu đất cao) với khoảng cách 40x50cm (45.000- 50.000 khóm/ha). Kinh nghiệm của bà con Đông Xuân (Sóc Sơn- Hà Nội) là lên luống rộng 70cm, cao 25- 30cm, rãnh rộng 30cm, trên mỗi luống trồng 2 hàng cách nhau 40cm, cây cách nhau 50cm cho năng suất hoa cao nhất. Cuốc hố, bón lót 1kg phân chuồng hoai mục + 0,3kg hỗn hợp lân và kali. Trộn đều phân với đất trước khi trồng cho khỏi bị xót rễ. Trồng bằng cành chưa ra rễ thì lấp sâu 10-15cm, trồng bằng gốc thì lấp kín phần cổ rễ, trồng bằng bầu cây thì lấp kín phần hom đã cắm vào bầu. Trồng xong tưới đẫm và thường xuyên tưới đủ ẩm cho nhài sinh trưởng, phát triển tốt. Khi cây đã bén rễ, hồi xanh, pha nước phân chuồng + 3% đạm urê để tưới. Sau mỗi đợt thu hoa thì bón thúc thêm cho cây bằng phân chuồng hoai, phân đạm, và kali bằng cách xới cách gốc 15cm, bón phân, lấp đất và tưới nhẹ. Có thể phun thêm các loại phân bón qua lá để tăng năng suất và chất lượng hoa. Hàng năm đốn trẻ hoá vườn nhài vào tháng 11-12 bằng cách dùng dao, kéo sắc cắt toàn bộ thân cành cách gốc 15-20cm, tỉa bỏ bớt các cành già, cành khô, cành sâu bệnh, bón thúc, tưới nước đủ ẩm để cây tiếp tục cho hoa vụ tới.

Hoa nhài 05

- Thu hái hoa: Hoa nhài trồng được 1 năm thì bắt đầu cho thu hoa lứa đầu và thu liên tục trong khoảng 7-10 năm mới phải trồng lại. Thời điểm thu hoa bắt đầu từ 10 giờ sáng, tốt nhất là từ 3-6 giờ chiều sẽ cho nhiều hương nhất. Chọn hái những nụ hoa to có màu trắng tinh như màu giấy trắng. Hoa hái về tải ra trên nền nhà chờ giao cho nhà máy hoặc đem đi ướp chè.

------- Sưu tầm --------

0 nhận xét:

Đăng nhận xét