Hoa sứ

Hoa sứ là tên gọi phổ biến trong tiếng Việt được nắm ở chi đại bông sứ, chămpa; ngoài ra còn có tên miễn chi, kê đảm tử. (tên khoa học là: Plumeria) nguồn gốc từ Trung Mỹ và Caribe, là quốc hoa của NicaraguaLào. Cây sứ ra hoa có màu từ trắng, vàng tới hồng, đỏ nay có nhiều màu sắc phục vụ làm hoa trang trí.

Hoa sứ
Hoa sứ đỏ
Đây là loài cây bụi lớn hay cây thân gỗ nhỏ, có thể cao đến 8 – 10m, mủ trắng. Hoa thơm, nở vào mùa hè và mùa thu. Hoa chủ yếu toả hương về đêm nhằm lôi kéo các loài bướm nhân sư (họ Sphingidae) thụ phấn cho chúng. Lá mọc so le, bản to, hình bầu dục hay xoan thuôn, có mũi ngắn, không lông hoặc ít khi có lông ở mặt dưới. Hoa thường có tâm vàng, cánh hoa dày, nhuỵ nhiều dính trên ống tràng. Quả choãi ra thẳng hàng, dài khoảng 10 – 15cm. Hạt có cánh mỏng cây có nhựa dính.
Cây thường mọc ở các đình chùa, các vườn hoa và được trồng bằng cành. Hoa sứ thuộc vào các loài hoa đẹp rất dễ trồng không giống như hoa anh đào, hoa tử đằng của nước ngoài. Hoa sứ nhân giống bằng cách: lấy các đoạn cắt ra từ phía đầu của các cành không có lá về mùa xuân, để khô phần gốc trước khi cắm vào đất. Cũng có thể giâm cành hay cho hạt nảy mầm. Cây được trồng nhiều vì có hoa đẹp, mùi thơm, nhiều bộ phận của cây có thể dùng làm thuốc, hoa sứ nở về đêm đã đi vào lòng người với các hát, bài thơ.

Cách trồng và chăm sóc hoa sứ

1: Chọn đất trồng
Cây hoa sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 - 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 - 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần.

2: Cách trồng trong chậu và ngoài vườn
Có 2 cách trồng hoa sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn. 
Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài. 
Trồng hoa sứ ngoài vườn đòi hỏi ít công sức trong vấn đề chọn đất hơn, vì chủ yếu được trồng trong các sân chùa, đình, miếu, nơi công cộng…. Khi đó  bạn nên chọn giải pháp giâm cành, với phương pháp này khá đơn giản bạn chỉ cần tưới nước vào buổi sáng và chiều tối, trong nước có pha thêm chút đạm để cây phát triển nhanh hơn. 
Hoa sứ được xếp vào các loài hoa đẹp dễ trồng nên bạn hãy yên tâm sở hữu một cây hoa sứ với cách chăm sóc hoa đơn giản.

Hoa sứ 01
Chậu hoa sứ

Hoa sứ trong y học

Hoa sứ được trồng rất nhiều để lấy bóng mát nhưng ít ai biết được công dụng tuyệt vời của hoa sứ trong điều trị các bệnh hay gặp. Thời xa xưa, dân gian thường dùng hoa đại phơi khô để làm thuốc chữa chứng ho, kiết lỵ và tiêu chảy. Khoảng vài chục năm trở lại đây, loài hoa này được phát hiện có thêm tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp. Vào những năm 1960, trong nước cũng từng có công trình nghiên cứu chỉ ra hoa sứ có tác dụng hạ huyết áp, hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Hoa sứ giúp hạ huyết áp nhưng không làm giãn mạch, không tác dụng lên hoàn ngoại biên, mà tác dụng vào trung tâm và cũng không tác dụng trên hệ phó giao cảm. Tác dụng hạ huyết áp xuất hiện nhanh và tương đối bền vững. So với rễ cây ba gạc, cây hoa mười giờ thì hoa sứ có tác dụng nhanh hơn.

Hoa sứ 02
Hoa sứ trắng

Các bài thuốc từ hoa sứ

Hoa sứ được nhiều người sử dụng chữa cao huyết áp, bằng cách dùng như sau: Hằng ngày sử dụng 12 - 20g hoa sứ (loại khô), đem sắc (nấu) lấy nước, uống thay trà trong ngày.
Ngoài dùng hoa, dân gian còn dùng vỏ thân hay vỏ rễ của cây hoa sứ để làm thuốc tẩy (thay cho vị thuốc đại hoàng) và chữa thũng nước, bằng cách: dùng 5 - 10g vỏ thân (hay vỏ rễ) đem sắc lấy nước đặc, chia ra 3 lần uống trong ngày. Cũng có thể chế vỏ cây thành cao đặc, sử dụng với liều 0,2 - 0,5g/ngày, có thể tăng dần lên tới 1 - 2g/ngày.
Có thể dùng nhựa mủ của thân cây để làm thuốc tẩy với liều 0,5 - 0,8g/ngày dưới dạng nhũ dịch. Nhựa còn có thể sử dụng chữa tình trạng chai ở chân và vết loét. Dân gian còn dùng lá cây hoa sứ chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt. Để chữa bong gân, dùng một lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn đắp lên chỗ sưng, và dùng một lá tươi khác, hơ lên lửa cho héo để nguội rồi đắp lên phía ngoài, sau đó cố định lại bằng băng hoặc bằng miếng vải sạch. Ngày đắp 1 - 3 lần, làm liên tiếp như vậy 1 - 2 ngày tùy theo từng trường hợp nặng hay nhẹ. Để chữa đau nhức hay mụn nhọt cũng dùng lá tươi giã nhuyễn, đắp vào những nơi bị đau...

Hoa sứ 03
Hoa sứ đơn sơ và mộc mạc

Hoa sứ đi vào văn học đời sống

Cũng chỉ có sứ cùi mới tỏa hương và dùng để ướp trà, chứ không như sứ Thái nhìn đẹp đấy nhưng không có hương thơm và tất nhiên cũng không ai dùng để ướp trà. Hoa sứ cùi phổ biến nhất là màu trắng, ngoài ra cũng rất hay gặp màu hồng. Cái loài hoa thân quen ấy có sức quyễn rũ mạnh liệt nắm mới để cho các nhà thơ mất hàng đêm ngồi đợi hoa nở và tỏa mùi thơm nhất. Tình yêu đôi lứa được miêu tả lại quãng thời gian trộm nhớ thương tầm ái đó:
"Tôi yêu em giữa mùa hoa sứ trắng
Trắng sân trường ngan ngát hương đưa
Loài hoa làm duyên đợi chờ ngọn gió
Tình yêu bắt đầu lúc đôi mắt biết tìm nhau
Có những buổi giữa sân trường ngọn gió lao xao
Tôi biết chọn bông nào cho em làm kỷ niệm
Chiều tan trường hoàng hôn buông sắc tím
Thoáng mơ màng đôi mắt ở trong tim."
"Nguồn internet"
"Đêm đêm tôi vẫn về bên mùi hương hoa sứ, nâng niu cây đàn đìu hiu thương mối tình đầu..." không biết nhạc sĩ Hoàng phương đã không biết thức bao nhiêu đên trắng mới sáng tác được bài hát hay như thế này:
Các bạn cùng nghe ca khúc “Hoa sứ nhà nàng 2” do ca sỹ Chiến Thắng thể hiện.

Lơi bài hát “ Hoa sứ nhà nàng 2”

Đêm đêm tôi vẫn về bên mùi hương hoa sứ,
Nâng niu cây đàn đìu hiu thương mối tình đầu
Bơ vơ tiếng đàn lời ca em về đâu
Đàn dâng lên buồn tênh rớt rơi cung sầu...
Hương lâng lâng tách trà thơm mùi hương hoa sứ... 
Tâm tư đi tìm mùi hương hoa sứ nhà nàng cô đơn ngõ về...
Bạn thân quen gọi tôi tình yêu sao dở dang nhắc chi bẽ bàng... 
Cuộc tình bể dâu! khi biết tình yêu âm thầm là đau khổ
Ngửi mùi hương say tình vương vấn đa tình 
Ngửi mùi hương quen...
tình chấp nhận riêng mình..
Đêm nay mưa gió nhiều quanh vườn thương đom đóm,
Hương bay phai tàn tìm đâu đom đóm đốt đèn
Tôi em ngõ về còn đâu như ngày xưa
Mùi hương bay tình yêu chết theo chuyện tình...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét